PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ

 “Luyện phát âm chuẩn phụ âm LN cho trẻ mầm non

Căn cứ công văn số: 243/PGDĐT-GDMN, ngày 06/9/2024 của phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc. V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2024 - 2025;

Căn cứ kế hoạch số: 02/KH-MNHD, ngày 9/9/2024 của trường MN Hoàng Diệu về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 -2025.

Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ mẫu giáo 4 – 5 tuổi về việc “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L, N cho trẻ mầm non” năm học 2024 – 2025.

Phát âm chuẩn L/N có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ mầm non, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn góp phần xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho các con trong tương lai.

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và hỗ trợ các con phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện, trường MNHD đã tổ chức buổi chuyên đề “Luyện phát âm chuẩn L/N” nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp và phát âm đúng chuẩn cho giáo viên và trẻ

Buổi chuyên đề không chỉ giúp giáo viên nâng cao nhận thức về việc phát âm đúng mà còn trang bị các phương pháp hiệu quả để hướng dẫn và sửa lỗi phát âm cho các con. Đây là cơ hội để đội ngũ giáo viên cùng nhau học hỏi, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn và đảm bảo cho các con được tiếp cận với môi trường ngôn ngữ chuẩn mực ngay từ những năm đầu đời.

Với tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm của đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường, chúng tôi tin rằng việc rèn luyện phát âm chuẩn sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các con tự tin giao tiếp, học tập, và phát triển toàn diện trong tương lai.

Sau đây là bản báo cáo lý thuyết của chuyên đề

BÁO CÁO LÝ THUYẾT

Chuyên đề: “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L/ N cho trẻ mầm non

Năm học 2024 – 2025

I. Căn cứ để thực hiện chuyên đề.

Căn cứ công văn số: 243/PGDĐT-GDMN, ngày 06/9/2024 của phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc. V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2024 - 2025;

Căn cứ kế hoạch số: 02/KH-MNHD, ngày 9/9/2024 của trường MN Hoàng Diệu về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 -2025.

Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ mẫu giáo 4 – 5 tuổi về việc “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L, N cho trẻ mầm non” năm học 2024 – 2025.

          II. Đặc điểm tình hình

          1. Thuận lợi

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với các nhà trường, đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự Hội thảo chuyên đề “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ mầm non” giai đoạn 2024 – 2026.

- Nhà trường có kế hoạch ngay từ đầu năm học, khắc phục cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện chuyên đề. Có kế hoạch bồi dưỡng các nội dung về luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N và tổ chức các hoạt động lồng ghép luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N phù hợp với trẻ.

- Giáo viên tổ mẫu giáo 4 – 5 tuổi luôn nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề, luôn khắc phục khó khăn, luôn tu dưỡng rèn luyện và tích cực học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Luôn đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ, tạo môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục tốt nhất cho trẻ.

+ Đa số các đồng chí giáo viên còn trẻ và đã được đào tạo qua các trường, lớp nên các đồng chí phát âm tương đối chuẩn

- 100% trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi được học đúng độ tuổi. Trẻ có nề nếp thói quen tốt trong học tập, hứng thú tham gia vào các hoạt động.

- Đa số phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển của trẻ và phối hợp cùng giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

          2. Khó khăn

- Do đặc thù vùng miền, tiếng địa phương nên một số cha mẹ, người lớn, giáo viên có thói quen phát âm chưa chuẩn và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

- Trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi mới bước đầu được làm quen chữ cái, chưa biết đọc, đa số chưa phân biệt được phụ âm L/N mà trẻ chỉ phát âm theo cách bắt chước, nói theo người lớn mà nói nhiều sẽ thành quen.

- Do cấu tạo của bộ máy phát âm của 1 số trẻ không bình thường: cấu tạo bộ phận phát âm (lưỡi, môi, răng… không bình thường) dẫn đến khó phát âm chuẩn L/N.

II. Mục tiêu chuyên đề.

  1. Mục tiêu chung.

- Tổ mẫu giáo 4 – 5 tuổi xây dựng kế hoạch chuyên đề chuyên đề “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ mầm non”. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Nhằm tạo nên một nền tảng kiến thức quan trọng cho trẻ ở cả hiện tại và tương lai.

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm l/n trong các từ đơn giản.

- Trẻ sử dụng đúng l/n khi nói trong các câu ngắn, phù hợp ngữ cảnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L, N mà giáo viên và trẻ còn mắc phải.

- Giúp cho ngôn ngữ lời nói được trong sáng, rõ ràng, giúp cho việc giao tiếp có hiệu quả và truyền đạt thông tin chính xác.

- Hình thành kỹ năng nhận thức và kỹ năng tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- Giúp cho trẻ có tiến bộ rõ rệt, tự tin trong giao tiếp trong các hoạt động, phát âm rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng.

- Trẻ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ, rèn phát âm chuẩn phụ âm L/N, trẻ thường xuyên thảo luận cùng nhau, đưa các câu hỏi đố nhau khi bắt gặp một hiện tượng lạ và một đối tượng nào đó, từ đó vốn từ của trẻ phát triển thêm.

- Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong học tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.

- “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L/ N” thông qua các hoạt động giáo dục trong tổ chuyên môn, các lớp, phấn đấu 5/5 lớp = 100% tổ chức tốt các hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- Giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng thực hiện việc rèn luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ, đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của mình.

- 100% giáo viên trong tổ được tham gia bồi dưỡng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N của tổ.

- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tuyên truyền với phụ huynh về việc phát âm cho trẻ khi ở nhà giống như ở lớp để các con nhanh quen với cách phát âm rõ ràng, mạch lạc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và sự tham gia của cộng đồng cha mẹ trẻ, nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.

          III. Nội dung thực hiện

1. Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Xác định nguyên nhân dẫn đến phát âm lệch chuẩn L/N

a. Tìm hiểu đặc điểm phát âm phụ âm L/N của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.

- Trẻ 4 - 5 tuổi thường chưa phân biệt rõ cách đặt lưỡi khi phát âm l (đầu lưỡi chạm lợi) và n (đầu lưỡi chạm vòm họng).

b. Xác định nguyên nhân dẫn đến phát âm lệch chuẩn L/N ở trẻ.

- Do một phần cấu tạo bộ máy phát âm ở trẻ chưa hoàn thiện

          - Một số trẻ bị khiếm khuyết ở bộ máy phát âm (đầy lưỡi, dính thắng lưỡi, ngắn lưỡi, sứt môi...).

          - Khi trẻ sống trong môi trường gia đình thì ông, bà, bố, mẹ, người thân thường âu yếm, nựng trẻ bằng các câu nói phát âm cũng chưa chuẩn. Ví dụ: “Bà yêu con lắm” thành “Bà yêu con nhắm”

          - Do thói quen phát âm L/N chưa chuẩn và đã tồn tại qua nhiều thế hệ nên trẻ có xu hướng học và sử dụng cách phát âm này một cách tự nhiên mà không nhận thấy có điều gì sai. Đặc biệt, nếu trẻ sống trong môi trường hầu hết mọi người đều phát âm tương tự như vậy, trẻ sẽ khó nhận ra sự khác biệt giữa phát âm chuẩn và phát âm của địa phương.

2. Xây dựng môi trường giáo dục

a. Môi trường trong lớp học

- Các lớp trong tổ đã xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ, rèn phát âm chuẩn phụ âm L, N trong lớp học như: Góc học tập, Góc “Bé yêu đồng dao”…

- Trang trí phòng lớp cần đảm bảo tính thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.

+ Góc học tập cần chuẩn bị nhiều truyện, sách báo với nhiều hình ảnh sinh động, gần gũi với trẻ, có thể cho trẻ tô màu chữ và tự đọc chữ vừa tô... hoặc chuẩn bị tranh ảnh, nội dung các bài thơ, câu đố có nhiều phụ âm L/N để trẻ đọc và tìm, nhận biết các chữ cái L/N.

Ở khu vực làm quen chữ cái, giáo viên có thể thiết kế nội dung chơi phong phú: Bé tập sao chép chữ, Cùng ong nâu tìm chữ, Nào ta cùng đọc nhé…để tạo điệu kiện cho trẻ được khám phá chữ cái, luyện phát âm chữ cái đã được làm quen và tiếp cận chữ cái chưa được làm quen.

+ Góc nghệ thuật: giáo viên có thể tận dụng các nguyên vật liệu như hột hạt, ống hút, dây…để cho trẻ xếp, luồn dây để tạo thành chữ L/N và phát âm các chữ cái L/N

Ở các góc chơi của các lớp, các cô giáo đều gắn các tiêu đề, tên các góc chơi, ngoài ra các đồ dùng đồ chơi cũng được các cô gắn tên bằng các kiểu chữ rõ nét, gần gũi với trẻ để trẻ có thể nhận biết và phát âm chuẩn phụ âm L, N. Ví dụ: song loan, nơ múa, hạt na, quả lê, quả lựu...

b. Môi trường ngoài lớp học

- Bên ngoài lớp học thì các lớp tận dụng các mảng tường để xây dựng góc tuyên truyền “Giáo viên, phụ huynh cùng bé phát âm chuẩn phụ âm L, N”

- Ở các khu vực lối lên cầu thang, hành lang, hiên chơi ..các cô giáo trang trí vẽ các chữ cái, tranh ảnh kĩ năng sống, con vật, các trò chơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ”; “Nu na nu nống” để trẻ được tìm hiểu, khám phá, luyện đọc mọi lúc mọi nơi.

- Ngoài ra, các giáo viên có thể thiết kế bảng di dộng để ở sân trường nhằm tuyên truyền với phụ huynh về chuyên đề một cách hiệu quả hơn.

- Giáo viên luôn đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thế hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

3. Xác định cách thức, phương pháp luyện phát phát âm L và N chuẩn cho trẻ.

a. Giáo viên tự rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên

- Giáo viên nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm L – N

- Làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L – N, các từ, câu có chứa phụ âm L – N

- Khi giao tiếp với mọi người, luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N để sửa sai một cách thiết thực cho việc rèn phát âm

- Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua việc giao tiếp hàng ngày các đồng chí giáo viên có thể đọc những bài ca dao, đồng dao, câu chuyện cho nhau nghe và tự sửa cho nhau để cùng rèn luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N.

b. Xác định cách thức dạy trẻ phát âm chuẩn theo các bước

Bước 1: Đặt lưỡi vào đúng vị trí

Giáo viên cần hướng dẫn chi tiết các bước phát âm chuẩn L/N:

- Học phát âm chữ N: Hãy đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vòm cứng sao cho miệng hơi mở khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Khi đó luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).

- Học phát âm chữ L: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, miệng mở ra để lấy hơi. Tiếp tục uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và từ từ để lưỡi hạ xuống đến khi luồn hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L(lờ) thì dừng lại.

Bước 2: Phát âm nhiều lần với hai âm trên

Lúc đầu, giáo viên cho trẻ phát âm âm L, N với tốc độ chậm, sau đó nhanh dần. Sau khi phát âm từng âm vị, phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N – N, L. Tốc độ đọc chậm rồi nhanh với mục đích tăng sự linh hoạt nơi đầu lưỡi. Mục đích của việc luyện phát âm hai phụ âm này là làm cho bộ máy phát âm của trẻ hoạt động thuần thục, linh hoạt.

Ví dụ: lo lắng, lo âu, lo liệu, lo lót, lo ngại, lo toan, lo xa, lo nghĩ, lo sốt vó, lặng im, lặng lẽ, lẳng lặng, lặng thinh, lặng tờ, lặng ngắt, lặng yên,…

Bước 3: Luyện đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, vè,…. có chứa các từ, ngữ có phụ âm đầu L/N

Để thực hành bước này, giáo viên hướng dẫn trẻ đọc từng câu có chứa một trong hai âm đầu N hoặc L, tiếp theo chuyển sang những văn bản khó hơn có trộn lẫn hai phụ âm N/L.

Ví dụ:

Đoạn đồng dao chứa từ ngữ có phụ âm đầu N

Đoạn đồng dao có chứa từ ngữ có phụ âm đầu L

Đoạn thơ chứa từ ngữ có phụ âm đầu N/L

Con công hay múa

Nó múa là sao

Nó rụt cổ vào

Nó xoè  cánh ra

Nó đỗ cành đa

Nó kêu rít rít

Nó đỗ cành mít

Nó kêu Vịt chè

Nó đỗ cành tre

Nó kêu bè muống

Nó dỗ dưới ruộng

Nó kêu tầm vông

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp.

Lấy tệp bánh chưng,

Lấy lưng hũ rượu.

Làm thầy kẻ trộm

Ăn cốm chợ mơ,

Nó vơ mất đầu.

 

“Nói năng nên luyện luôn luôn

Nói năng lưu loát luyện luôn lúc này

Lẽ nào nao núng lung lay

Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.”

 

 

Bước 4: Luyện phát âm L/N qua hoạt động giao tiếp hàng ngày

Đây là bước cuối cùng của việc luyện phát âm L/N. Vì vậy, để hoàn thành tốt bước này, người nói ngọng phải đạt được một số kết quả nhất định sau khi luyện các bước trên, tức đã giảm hẳn lỗi phát âm sai L/N, đồng thời phải luôn luôn có ý thức sửa ngọng.

Cách luyện: Khi phát âm các âm tiết có chứa phụ âm đầu L/N, nên nói chậm lại. Thực hiện nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, lâu dần sẽ giảm hẳn việc nói ngọng. Trong quá trình luyện tập, phải kiên trì, nhẫn nại thì mới khắc phục triệt để việc nói ngọng L/N.

c. Phương pháp rèn phát âm

- Trong các giờ hoạt động giáo viên có thể cho trẻ luyện phát âm l, n thông qua các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện, hoặc các trò chơi ngôn ngữ mà trẻ phải lặp đi lặp lại các từ chứa âm L và N. Giáo viên có thể nghe phát hiện các lỗi sai và hướng dẫn trẻ phát âm lại một cách chính xác hơn. Đồng thời, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt 1 số phương pháp giáo dục như:

- Phương pháp trực quan: Cho trẻ quan sát cách phát âm đúng qua hình ảnh minh họa, video hoặc gương.

- Phương pháp luyện tập: Tập trung vào cách đặt lưỡi qua các bài tập đơn âm, từ ghép, câu ngắn.

- Phương pháp trò chơi: Lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ giúp trẻ luyện phát âm trong không khí vui vẻ.

d. Sử dụng công nghệ hỗ trợ

Hiện nay công nghệ rất phát triển giáo viên, phụ huynh có thể sử dụng mạng intrenet để tìm và lựa chọn các bài thơ, ca dao, đồng dao... để cho trẻ luyện phát âm từ đó giúp trẻ phát âm chính xác hơn nhờ các bài luyện tập trực quan.

- Hoặc giáo viên có thể sử dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo như Chat GPT, hoặc Google giọng nói để phục vụ cho việc rèn phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ.

4. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động

giáo dục.

- Tổ đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề: “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ mầm non” Xây dựng các tiêu chí đánh giá từng nội dung của chuyên đề: Tạo môi trường, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ, cụ thể là rèn phát âm chuẩn phụ âm L/N.

- Xây dựng và dạy mẫu tiết mẫu có nội dung rèn phát âm chuẩn phụ âm L/N cho 100% giáo viên trong tổ tham dự, rút kinh nghiệm.

- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng nhau thảo luận thống nhất phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung rèn phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ.

- Kiểm tra, tư vấn giáo án cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, dự giờ, rút kinh nghiệm trực tiếp cho giáo viên.

          5. Đánh giá trẻ

- Hướng dẫn giáo viên cách đánh giá việc luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N của trẻ, tôn trọng khả năng của từng trẻ.

- Đánh giá trẻ dựa trên các mục tiêu cô đưa ra đầu chủ đề, dựa trên mức đạt được các mục tiêu của trẻ, giáo viên điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

          6. Công tác tuyên truyền

* Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc luyện phát âm L/N từ đó phụ huynh sẽ điều chỉnh việc luyện phát âm cho chính bản thân mình và cho trẻ.  Giáo viên đưa ra những ích lợi về việc hỗ trợ của các bậc cha mẹ với quá trình luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N, một số hoạt động phù hợp mà phụ huynh có thể thực hiện nhằm luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N.

* Hình thức tuyên truyền

- Giáo viên có thể khéo léo trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ về ích lợi của việc dành thời gian để tâm sự và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ cần nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe rõ. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà.

+ Ngoài ra, giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những kiến thức trẻ được học trong ngày, khả năng tiếp thu của từng trẻ để phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên có biện pháp cung cấp, củng cố vốn từ, rèn luyện phát âm cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt nhất.

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học ở trường, yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa dạng.

Qua trang Zalo của lớp học các cô giáo có thể gửi các bài đồng dao, ca dao, tài liệu và bài tập phát âm đơn giản để phụ huynh luyện đọc khi ở nhà cùng trẻ.  Tìm hiểu và giới thiệu tới phụ huynh một số ứng dụng phần mềm luyện phát âm cho trẻ VD như: Google Speech; Monkey Junior, Lingokids….

Trên đây là báo cáo lý thuyết chuyên đề “Luyện phát âm chuẩn phụ âm L/N cho trẻ mầm non” của tổ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.    

T/M NHÀ TRƯỜNG                                                 NGƯỜI VIẾT BÀI

          HIỆU TRƯỜNG                                                                TỔ CNTT

 

 Nguyễn Thị Mai                                                            Phạm Thị Hạnh 

Sau đây là một số hình ảnh nổi bật trong buổi chuyên đề

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cô Giáo Phạm Thị Lý và Nguyễn Thị Huế Trường Mầm Non Hoàng Diệu Tham Gia Hội Thi Giáo Viên Giỏi Cấp Huyện Khối Nhà Trẻ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 27 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU THAM GIA “ NGÀY HỘI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN” NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2024 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 58 phút - Ngày 8 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ ĐI THĂM QUAN " NGHỀ GIẦY DA TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG" ... Cập nhật lúc : 13 giờ 35 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC CHO TRẺ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP" THĂM CÁNH ĐỒNG RAU QUÊ BÉ" ... Cập nhật lúc : 13 giờ 9 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
SÁNG NGÀY 20/11/ 2024 TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC BUỔI LỄ GẶP MẶT KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2024) ... Cập nhật lúc : 12 giờ 57 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC CHO TRẺ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM " MÓN QUÀ TẶNG CÔ" CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/ 2024 ... Cập nhật lúc : 12 giờ 43 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC CUỘC HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH MỞ RỘNG TOÀN TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 12 giờ 12 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
PHẦN THI THỰC HÀNH TẠI HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 ĐƯỢC TỔ CHỨC TỪ NGÀY 8/11/2024 ĐẾN HẾT NGÀY 15/11/2024 ... Cập nhật lúc : 11 giờ 50 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 11 giờ 50 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG DIỆU TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM SPA KID CHO TRẺ TRONG CHỦ ĐỀ BẢN THÂN ... Cập nhật lúc : 12 giờ 44 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...