THĂM QUAN TRẢI NGHIỆM
NGHỀ GIẦY DA TRUYỀN THỐNG CỦA QUÊ HƯƠNG HOÀNG DIỆU
Hoàng Diệu là quê hương của ông tổ nghề giày da Việt Nam Nguyễn Thời Trung (1521-1592). Trong xã Hoàng Diệu đã có 4 làng nghề được công nhận là làng nghề giày da truyền thống gồm: Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm và Nghĩa Hy
Làng nghề giầy da truyền thống Hoàng Diệu có từ cách đây hơn 500 năm. Vào đầu thời Mạc, tiến sĩ trẻ Nguyễn Thời Trung (1521-1592) là người Tam Lâm được cử đi sứ nhà Minh (Trung Quốc, ông mang theo ba người thợ giỏi của làng là Phạm Quý Công (tự Đức Chính), Nguyễn Quý Công (tự Sĩ Bân), Phạm Quý Công (tự Thuần Chinh) tìm hiểu, học hỏi nâng cao kỹ thuật thuộc da và sản xuất các sản phẩm bằng da đem về nước truyền dạy cho dân. Sau nhiều ngày tìm hiểu, học hỏi thấy nhà họ Lũ có nghề thuộc da, làm giày dép, hài hia nổi tiếng ở đất Hàng Châu (Trung Quốc), ba vị liền xin vào học nghề. Qua nhiều lần làm thử, thấy sản phẩm của mình cũng không kém mấy so với nhà họ Lũ. Khi về nước các vị đã đem những sản phẩm giày dép, hài hia dâng lên nhà vua và được vua hạ chiếu chỉ ban khen và hạ chỉ cho truyền dạy lại nghề sản xuất giầy da cho dân.
Làng nghề Giầy da ở xã Hoàng Diệu trước kia tập trung chủ yếu ở Tam Lâm (là tên ba làng Phong Lâm, Trúc Lâm, Văn Lâm (người xưa gọi là ba làng Trắm) sau đó lan rộng sang Nghĩa Hy. Khi tạ thế nhân dân 4 thôn đã lập đến thờ và Hoàng Diệu là quê hương của ông tổ nghề giầy da Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, trong khi nhiều làng nghề khác bị mai một thì nghề đóng giầy dép da truyền thống ở xã Hoàng Diệu vẫn có sức sống lâu bền. Từ đó, đời này qua đời khác tiếp tục làm nghề, những người thợ tích lũy được kinh nghiệm kết hợp với sự khéo tay, nơi đây xuất hiện nhiều nghệ nhân sáng tác ra nhiều mẫu mã giày đẹp phù hợp với tâm lý và thị hiếu tiêu dùng.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng hiệu quả chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", hoạt động tổ chức cho trẻ tham quan trải nghiệm thực tế được nhà trường đặc biệt chú trọng. Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ trong tháng về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa cho trẻ, trường MNHD tổ chức cho các bé khối mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi , 5 tuổi đi thăm quan trải nghiệm thực tế tại địa phương, thăm quan làng nghề giày da truyền thống của địa phương.
Mục đích của buổi thăm quan trải nghiệm này là giúp các bé có thêm hiểu biết, yêu quý và tự hào nghề truyền thống của địa phương.
Khi thăm quan trẻ còn trải nghiệm một số kỹ năng sống, mối quan hệ trong giao tiếp như: Biết chào hỏi người lớn, đi nhẹ nhàng, không đùa nghịch... Bên cạnh đó, tận dụng lồng ghép tích hợp chương trình: “Tôi yêu Vệt Nam”, giáo dục trẻ về an toàn khi tham gia giao thông như di chuyển đi bộ đúng lề đường, kỹ năng khi sang đường, .... GD ý thức chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông cho trẻ. Mặc dù thời gian thăm quan làng nghề không nhiều, nhưng những khuôn mặt ngây thơ của các con ngời lên niềm vui và hứng khởi.
Buổi thăm quan trải nghiệm làng nghề truyền thống của địa phương mang nhiều ý nghĩa.
Nhà trường và các con xin được gửi lời cảm ơn đến cơ sở sản xuất giày dép da: Bảo Anh; Thắm Khánh; Luyện Huyền đã tiếp đón cô trò nhiệt tình và chu đáo. Các con vừa nhận được kiến thức, vừa nhận được quà, các con vui lắm ạ!
Buổi thăm quan trải nghiệm làng nghề giày da truyền thống của địa phương mang nhiều ý nghĩa.
T/M NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT BÀI
HIỆU TRƯỜNG TỔ TRƯỜNG CM
Nguyễn Thị Mai Phạm Thị Hạnh
Sau đây là một số hình ảnh của buổi thăm quan, trải nghiệm tại làng nghề
Giầy da truyền thống của quê hương Hoàng Diệu